Sữa mẹ rã đông thế nào để giữ được chất dinh dưỡng mà vẫn tiết kiệm thời gian? Tại đây, ngũ cốc mẹ Mít chia sẻ 4 cách rã đông sữa mẹ nhanh và hiệu quả nhất.
Sữa mẹ rã đông có bị mất chất không

Sữa mẹ rã đông vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng và sẽ không bị mất chất nếu các mẹ rã đông đúng cách.
Sữa mẹ lúc mới vắt chứa nhiều chất béo, chất oxi hóa và vitamin cao hơn sữa trữ đông. Nhưng nếu trữ rồi rã đông đúng cách vẫn giữ được lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
4 cách rã đông sữa mẹ nhanh
Sau đây là 4 cách rã đông sữa mẹ nhanh và an toàn nhất. Cụ thể:
Cách rã đông sữa mẹ nhanh bằng nước ấm
Sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát thì mẹ có thể hâm trực tiếp với nước nóng. Với phương pháp này các mẹ có thể yên tâm bởi độ an toàn và sữa không bị mất chất.
Sữa mẹ được bảo quản ở ngăn đông thì cần phải rã đông sữa bằng nước lạnh. Khi sữa đã rã đông hết thì mới hâm lại bằng nước nóng cho bé uống.
Một vấn đề nhỏ mà mẹ cần lưu ý đó chính là không lắc mạnh sữa sau khi hâm vì có thể phá vỡ đi cấu trúc của sữa mẹ, gây mất chất dinh dưỡng.
Để sữa được rã đông nhanh hơn hãy để túi sữa dưới vòi nước ấm, sau khi sữa đã rã đông hoàn toàn mẹ có thể hâm trong nước ấm một lần nữa tới khi sữa đạt đến nhiệt độ chuẩn.
Rã đông sữa mẹ nhanh bằng máy hâm sữa

Máy hâm sữa là cách rã đông sữa mẹ nhanh được rất nhiều mẹ bỉm tin dùng hiện nay.
Với máy hâm sữa, mẹ có thể yên tâm về nhiệt độ, thời gian và dinh dưỡng. Máy hâm sữa có thể kiểm soát nhiệt độ hâm nóng một cách chuẩn xác, giữ được những dưỡng chất cần thiết trong sữa mẹ.
Rã đông sữa mẹ nhanh bằng nước lạnh
Sau khi sữa được lấy ra từ tủ đông hãy ngâm bịch sữa vào một khay nước lạnh.
Chờ tới khi nào sữa trở về trạng thái lỏng hoàn toàn thì lắc nhẹ để phần chất béo và sữa được hòa tan đều với nhau.
Và cuối cùng là đem hâm sữa với nhiệt độ dưới 40 độ trong khoảng thời gian 10 phút cho bé uống.

Cách rã đông sữa mẹ nhanh bằng tay
Cách rã đông sữa mẹ nhanh bằng tay chính là phương pháp thủ công khá đơn giản. Mẹ chỉ cần xả nước ấm trực tiếp lên túi sữa đông cho đến khi sữa chuyển qua thể lỏng hoàn toàn.
Thực hiện lắc nhẹ để phần chất béo và chất sữa được hòa vào nhau. Sau đó đem ngâm vào trong nước ấm và hâm đến khi sữa có độ ấm phù hợp với bé.
Sữa mẹ rã đông bảo quản được bao lâu?
Sữa mẹ sau khi rã đông để được bao lâu? Sau đây là 2 trường hợp phổ biến nhất mà mẹ cần biết:
Trường hợp sữa mẹ rã đông để ngăn mát
Sữa rã đông để ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản được tối đa là 24 giờ. Nhưng tuyệt đối không được rã đông lần nữa để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.
Trường hợp sữa mẹ rã đông bằng hâm nóng
Với sữa rã đông bằng hâm nóng, mẹ có thể bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng tối đa là 2 tiếng.
Trong vòng 2 tiếng dù trẻ có uống hay không thì mẹ hãy bỏ sữa này đi nhé vì ở trong nhiệt độ phòng vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập và sinh sôi vào sữa.
Lưu Ý khi rã đông sữa mẹ
Sau khi đã có cách rã đông sữa mẹ nhanh, các mẹ hãy lưu ý một số vấn đề nhỏ dưới đây để khi gặp phải vấn không phải hoang mang nhé:
Xuất hiện cặn trắng khi rã đông
Cặn trắng xuất hiện khi sữa mẹ được rã đông là hiện tượng bình thường- do mẹ uống ít nước nên sữa đặc và khó tan.
Khi thấy cặn trắng cũng chính là dấu hiệu nhắc nhở mẹ nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể ngay nhé.
Sữa mẹ có mùi lạ khi rã đông
Nếu sau khi rã đông, sữa mẹ có mùi xà phòng thì mẹ không nên quá lo lắng nhé. Vì trong sữa chứa enzym Lipase, đây chính là nguyên nhân gây ra mùi lạ này và không gây hại đến sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, nếu cảm thấy sữa rã đông có mùi hôi, mùi chua khó chịu thì khả năng cao sữa đã bị bỏng, mẹ không nên cho bé sử dụng nhé.
Xem thêm: Sữa Mẹ Đến Khi Nào Thì Hết Chất?
6 nguyên tắc rã đông sữa mẹ không hư

Để đảm bảo cách rã đông sữa mẹ nhanh đúng khoa học và sữa không bị hư mẹ hãy tuân thủ những nguyên tắc dưới đây nhé.
Không rã đông ngay sau khi đông lạnh bằng nhiệt độ phòng
Sữa mẹ sau khi được lấy ra từ tử đông không nên rã đông ở nhiệt độ phòng bởi sẽ làm tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào sữa gây hỏng và nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, để rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng tốn khá nhiều thời gian để sữa có thể trở về trạng thái lỏng hoàn toàn.
Không rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng
Việc rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng tiềm ẩn những nguy hại mà mẹ cần biết như:
- Lò vi sóng quay nóng không đều rất dễ gây bỏng cho bé khi bú
- Sữa có thể bị mất chất dinh dưỡng và vitamin vì sóng điện từ của lò vi sóng phá hủy đi chuối vi chất.
- Nếu hâm ở lò vi sóng ở nhiệt độ cao để sữa nóng nhanh có thể làm khả năng bảo vệ của amino axit bị mất đi.
Vì thế, dùng lò vi sóng để rã đông sữa mẹ là phương pháp chuyên gia không khuyến khích áp dụng.
Không rã đông bằng cách lắc bình sữa
Nhiều người sai lầm trong lúc rã đông chính sữa mẹ chính là lắc mạnh để sữa mau rã đông nhanh hơn. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình khiến cho phần sữa và lớp váng sữa hòa tan với nhau nhưng lại phá vỡ đi cấu trúc của sữa, khiến sữa bị biến chất.
Vì vậy, trong khi rã đông sữa, mẹ chỉ nên lắc nhẹ và đều tay để sữa vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng.
Sữa đã rã đông không trữ lại
Sữa sau khi đã rã đông và đã hâm nóng thì không nên bảo quản lại cho bé sử dụng. Nếu bé bú không hết phần sữa rã đông thì mẹ hay bỏ phần thừa đi vì lúc này sữa có thể bị vi khuẩn xâm nhập và không tốt cho sức khỏe của bé yêu.
Tuy nhiên, nếu sữa đã hâm nóng mà trẻ chưa sử dụng mẹ nên lấy nắp bình khác rồi đậy bình sữa của bé và sử dụng hết trong vòng 2 giờ.
Lý do việc sử dụng nắp bình khác là vì núm bình bé bú đã tiếp xúc với nước bọt, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, không an toàn cho bé.

Tránh pha sữa mới vắt cùng sữa vừa rã
Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ không nên pha sữa mới vừa vắt cùng với sữa mới rã đông vì sữa mẹ mới vắt có nhiệt độ cao hơn sữa rã đông. Việc làm này sẽ tạo nên hiện tượng sốc nhiệt, vi khuẩn từ đó sinh sôi nảy nở.
Mẹ hãy bảo quản sữa vắt và sữa rã đông ở hai bình hoặc túi riêng biệt nhé.
Không hâm sữa nóng già rồi rã đông
Nhiều mẹ có có thói quen cứ hâm sữa nóng với nhiệt độ cao rồi chờ tới lúc sữa nguội đến khi bé bú là đem ra dùng.
Việc hâm sữa đúng cách không chỉ giúp bảo quản sữa thừa một cách khoa học và còn giúp đảm bảo chất dinh dưỡng trong sữa giúp bé phát triển một cách toàn diện.
Vì vậy, mẹ hãy nhớ không nên hâm sữa nóng tới nhiệt độ già rồi rã đông nhé.
Lời Kết
Trên đây là những chia sẻ về cách rã đông sữa mẹ nhanh mà Ngũ cốc mẹ Mít muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những kiến thức hữu ích trên, mẹ đã trang bị thêm cho mình hành trang trên con đường nuôi con bằng sữa mẹ nhé.