Mất sữa đột ngột là một trong những bất thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, khiến các bà mẹ vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân gây nên hiện tượng này là gì? Có những cách gì để gọi sữa về sau khi mất sữa hiệu quả. Hãy cùng Ngũ cốc mẹ Mít tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu bị mất sữa sau sinh
Những bà mẹ bỉm sữa có thể dễ dàng quan sát và nhận biết các dấu hiệu bị mất sữa đột ngột qua những biểu hiện về sự thay đổi lượng sữa mẹ và cảm giác của bầu ngực trong quá trình cho con bú.
Cụ thể như sau:
Ngực xẹp nhũn, không căng tức
Bầu ngực là nơi chứa sữa. Vì vậy, bình thường khi mẹ có đủ hoặc nhiều sữa thì hai bầu ngực sẽ căng đầy lên do sữa theo ống sữa tiết ra, phục vụ đủ cho bé bú.
Và ngược lại, nếu ngực mẹ nhỏ, xẹp nhũn, không căng tức thì khả năng cao là mẹ bị mất sữa, không có sữa thoát ra trong ống sữa đến khoang chứa sau bầu vú
Đối với những bà mẹ trước đây ngực luôn căng tròn mà bỗng nhiên nhão xẹp thì nguy cơ mất sữa là rất lớn.
Trong trường hợp này, mẹ sẽ không cảm nhận được sự thay đổi kích thước hay căng tròn của vùng vú như trước đây khi sữa đầy.
Không có cảm giác bứt rứt khi con bú xong
Bình thường, sau khi trẻ bú xong, hai bầu ngực của mẹ sẽ luôn có cảm giác “kim châm”, ngứa, bứt rứt. Đây là biểu hiện bình thường khi bé ngừng bú.
Tuy nhiên nếu mẹ đột ngột không thấy cảm giác này thì rất có khả năng mẹ sắp mất sữa đột ngột.

9 Nguyên nhân gây mất sữa đột ngột
Dưới đây là 9 nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng mất sữa đột ngột, các mẹ cần lưu ý.
Bệnh về tuyến vú
Sau sinh, các bà mẹ thường mắc một số bệnh liên quan đến tuyến vú như: tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm khuẩn núm vú, áp xe vú, phẫu thuật ngực sau sinh… Các bệnh này khiến tuyến dẫn sữa của mẹ bị tắc và dần dần mất sữa.
Tác động quá mạnh hoặc không đúng cách khi vắt sữa gây nên các chấn thương vùng vú cũng có thể dẫn đến tắc nghẽn tuyến vú, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa, làm mẹ bị mất sữa đột ngột.
Trường hợp mẹ bị rối loạn nội tiết cũng có thể gây nên tình trạng mất sữa đột ngột. Cụ thể, những rối loạn này sẽ ảnh hưởng đến lượng hormone Prolactin và Oxytocin, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất sữa của mẹ.
Ăn uống không lành mạnh
Trên thực tế, có rất nhiều bà mẹ sợ tăng cân hoặc quá kiêng khem trong chuyện ăn uống, không được ăn đầy đủ các dưỡng chất, có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn làm cho cơ thể mẹ mệt mỏi gây mất sữa đột ngột.
Tinh thần không tích cực
Yếu tố tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cơ chế sản xuất sữa của mẹ.

Sau sinh, cơ thể mẹ thay đổi nội tiết, sức khỏe giảm sút do hay phải thức đêm chăm con,…dẫn đến trạng thái tâm lý bất ổn, tinh thần suy giảm trầm trọng.
Điều này làm cho khí huyết lưu thông kém, làm giảm hormone prolactin, làm giảm lượng sữa tiết ra.
Nghỉ ngơi không điều độ
Sau sinh, cơ thể mẹ rất yếu, sức đề kháng kém, lại bị mất ngủ liên tục vì phải thức đêm chăm con, cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, các mẹ bỉm cần được nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lý để khôi phục lại sức khỏe. Nếu không nghỉ ngơi hợp lý, cơ thể mẹ sẽ quá tải, dẫn đến mất sữa đột ngột.
Uống không đủ nước
Nước là thành phần chủ yếu trong sữa, kích thích cơ thể mẹ tạo ra sữa nhiều hơn.
Nếu uống ít nước mẹ sẽ cạn sữa và rất dễ bị mất sữa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài nước lọc, các mẹ có thể bổ sung thêm nước từ các loại hoa quả, trái cây và thức ăn hàng ngày như: nước cam, trà gạo lứt, trà đậu,…

Mẹ lần đầu nuôi con
Các mẹ lần đầu sinh nở còn thiếu kinh nghiệm về: cách bế bé, tần suất cho bé bú, cách ngậm núm vú, …Vì vậy, các mẹ thường cho bé bú sai cách.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa đột ngột.
Số lần bú, cách vắt sữa dư và cách cho con bú cũng ảnh hưởng ít nhiều tới việc hoạt động của tuyến sữa. Vì vậy các mẹ cần phải được thực hiện đúng quy chuẩn để không ảnh hưởng đến hoạt động tiết sữa của mẹ.

Mẹ bị ảnh hưởng bởi thuốc
Đối với các trường hợp sinh mổ, người mẹ thường phải dùng nhiều thuốc làm ức chế quá trình tiết sữa mẹ.
Thuốc sẽ có những ảnh hưởng như sau:
- Bé chưa thể bú mẹ ngay:
Sau khi trải qua phẫu thuật, mẹ cần đợi ít nhất là 2 tiếng mới có thể để bé ti sữa.
Một số trường hợp khác con phải tách mẹ để nuôi trong môi trường đặc biệt.
Những lí do này dẫn đến việc bé sẽ không thể bú mẹ ngay. Vì thế tuyến sữa không được kích thích tiết sữa.
- Thuốc gây mê, thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị:
Đây là những loại thuốc làm ức chế hormone sản xuất sữa, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiết sữa của mẹ, dẫn đến mẹ bị mất sữa sau phẫu thuật.
- Chế độ sinh hoạt của mẹ sau mổ:
Sau phẫu thuật, mẹ thường bị đau nhiều ở vết mổ, khiến mẹ khó chịu, cơ thể không khỏe, không hấp thụ được dinh dưỡng đủ để tiết sữa cho bé.

Bé lười ti mẹ
Nếu bé ít bú mẹ, cơ thể người mẹ sẽ hiểu rằng con cần ít sữa nên sẽ điều chỉnh lượng sữa tiết ra ít hơn.
Trong thời gian dài, con vẫn bú ít hoặc không bú thì sữa mẹ sẽ giảm sữa rồi mất đột ngột.
Điều này rất dễ xảy ra, vì vậy mẹ hãy cố gắng cho con bú càng nhiều càng tốt, nhất là những ngày đầu sau sinh.
Bạn đang xem: Mất Sữa Đột Ngột Phải Làm Sao? Cách Gọi Sữa Về Hiệu Quả

Sản phẩm lợi sữa gọi sữa về
Để gọi sữa về hiệu quả, các mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm ngũ cốc lợi sữa để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

Đây là giải pháp kích sữa an toàn và hiệu quả nhất, giúp các mẹ không còn phải lo lắng về nguồn sữa cung cấp cho con.
Ngũ cốc lợi sữa mẹ Mít có công thức mới 24 loại hạt 100% thiên nhiên và tinh chất nghệ, chứa nhiều vitamin E-B và các khoáng chất protein, canxi, sắt, omega.
Sản phẩm giúp cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, điều tiết và tăng lượng sữa, cải thiện chất lượng sữa đặc, thơm mát hơn.
Bên cạnh đó, Ngũ cốc lợi sữa mẹ Mít còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thần kinh và sự phát triển của não bộ trẻ.
Ngoài ra trong bột ngũ cốc còn có thêm tinh chất nghệ giúp mẹ cải thiện vóc dáng và làn da sau sinh.
Phòng tránh mất sữa đột ngột
Mất sữa đột ngột sau sinh có thể gặp ở bất cứ sản phụ nào. Sau đây là một số biện pháp tránh mất sữa dành cho mẹ:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ sau sinh, không được ăn uống quá kiêng khem, nghèo nàn dưỡng chất, tránh những đồ ăn có thể gây mất sữa như dưa muối, măng chua,…
- Tránh sử dụng các thức uống có cồn và cafein, nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm như sữa ấm, nước lọc ấm hoặc các loại nước lá.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức.
- Cho con bú sớm nhất có thể sau khi sinh, bú thường xuyên, đúng cữ, đủ cữ
- Massage ngực thường xuyên để giúp sữa dễ lưu thông, kích thích tuyến vú tiết sữa.
- Khi phải việc sử dụng thuốc điều trị bệnh, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nguồn sữa cho con.
Lời Kết
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng mất sữa đột ngột sau sinh, cách phòng tránh và gọi sữa về hiệu quả. Ngũ cốc mẹ Mít hy vọng rằng, những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các mẹ để duy trì được nguồn sữa và tránh làm gián đoạn quá trình cho con bú.